Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
357229

Bài tuyên truyền Sử dụng nước sạch thay thế nước giếng khoan

Ngày 20/03/2024 23:40:55

Nước giếng khoan là nguồn nước ngầm được lấy từ sâu trong lòng đất. Tùy theo đặc điểm thổ nhưỡng của từng khu vực, vị trí, độ sâu của giếng mà nước giếng khoan có những đặc điểm, thành phần khác nhau.

 Một số thành phần chính có trong nước giếng khoan gồm: Độ pH của nước giếng khoan (được đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước giếng khoan. Khi pH = 7 nước giếng có tính trung tính, pH < 7 nước mang tính axit và khi pH > 7 nước giếng có tính kiềm). Độ cứng của nước: Biểu thị cho hàm lượng các muối của canxi và magie có trong nước giếng khoan, các hóa chất, hợp chất hữu cơ.

Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của con người thải ra vô số các hóa chất độc hại. Các hóa chất này không được xử lý ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước; vi khuẩn: Có hai loại vi khuẩn điển hình gây hại đến sức khỏe được tìm thấy trong nguồn nước giếng khoan đó là E.coli và Coliform; kim loại nặng: Các kim loại nặng trong nước giếng khoan bao gồm: sắt (phèn), chì, asen, thủy ngân, Mn, Magie, Nhôm…

           Nước giếng khoan từ xưa đến nay là nguồn nước sinh hoạt của hầu hết các gia đình ở khu vực nông thông của Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng như hiện nay việc sử dụng nguồn nước giếng khoan chưa qua xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nguồn nước giếng khoan ở Việt Nam nói chung và ở xã Khuyến Nông nói riêng thường chứa 1 số chất ô nhiễm phổ biến gồm: Nước giếng khoan nhiễm sắt (là tình trạng nước giếng có hàm lượng kim loại sắt cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT, hàm lượng sắt tối đa trong nước không được vượt quá 0,5 mg/L. Do đặc tín thổ nhưỡng hầu hết các nguồn nước ngầm ở khu vực đồng bằng Việt Nam đều bị nhiễm sắt); nước giếng khoan nhiễm vôi (hay còn gọi nước cứng là nước chứa hàm lượng kim loại canxi và magie cao.

Theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y Tế QCVN 01-1:2018/BYT, Độ cứng của nước không được vượt quá 300 mg/l. Sử dụng nước có hàm lượng vôi vượt quá con số này sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng); nước nhiễm phèn (là nước chứa nhiều muối kim loại như sắt, nhôm mangan… Các muối này được tạo thành từ các anion sunfat SO4-2, anion phức SeF4-2 và các cation của hai kim loại có hóa trị khác nhau. Do đặc tính thổ nhưỡng, ở Việt Nam 100% nước giếng khoan bị nhiễm phèn.       Mức độ nặng nhẹ của nước nhiễm phèn phụ thuộc vào vùng miền, khu vực.

Các vùng trũng, càng gần khu công nghiệp thì mức độ ô nhiễm càng nặng); nước nhiễm Asen (là một chất độc hại, theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế ( IARC) Asen là chất gây ung thư cho con người. Hàm lượng asen trong nước được duy trì ở mức tối đa là 0.01 mg/lít; Nước nhiễm chì (Ở một số khu vực chứa hàm lượng chì cao trong đất, dẫn đến nguồn nước bị nhiễm chì. Một nguyên nhân khác đến từ nước thải ở các khu công nghiệp chưa qua xử lý, được thải ra sông suối.

             Ở Việt Nam, khu vực nông thôn người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng khoan để sinh hoạt, nên tỷ lệ nhiễm chì là cực cao.
             Theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y Tế QCVN 01-1:2018/BYT, giới hạn ô nhiễm chì (Pb) trong nước là 0.01 mg/l, vượt quá con số này là cực kỳ nguy hiểm, gây ra nhiều bệnh tật; Nước nhiễm các tạp chất hữu cơ (Các hóa chất hữu cơ bao gồm thuốc trừ sâu, dược phẩm, sơn, thuốc nhuộm và chất khử trùng có thể làm ô nhiễm nước. Chúng có thể gây tổn thương gan và thận cũng như tổn thương hệ thần kinh và sinh sản); Nước nhiễm Mangan (là tình trạng hàm lượng Mangan trong nước cao, vượt quá mức cho phép. Theo WHO nồng độ tiêu chuẩn tối đa cho phép của Mn trong nước là 0,4mg/l. Ở Việt Nam, theo tiêu chuẩn nước dùng trong sinh hoạt của Bộ Y tế QCVN 01-1:2018/BYT hàm lượng Mangan trong nước sinh hoạt tối đa không được vượt quá 0,1 mg/l); Nước giếng khoan nhiễm mặn (là tình trạng nguồn nước giếng có nồng độ muối hòa tan (NaCl) vượt quá mức cho phép (khoảng trên 300 mg/lít) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Nguồn nước giếng nhiễm mặn không đảm bảo chất lượng dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Sử dụng sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và đời sống)
          Việc sử dụng nước giếng khoan bị ô nhiễm chưa qua xử lý gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe như: Sử dụng nước giếng khoan nhiễm kim loại nặng như chì, sắt, mangan, asen… sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, các bệnh về da và sử dụng lâu ngày sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư; Sử dụng nước giếng khoan bị ô nhiễm để tắm sẽ bị khô da, khô tóc, viêm da, vàng răng,...; đối với quá trình sinh hoạt, sử dụng nước giếng khoan ô nhiễm khi giặt quần áo sẽ làm cho chúng bị ố vàng, xỉn màu, thô ráp, nhanh hỏng.  Các vật dụng chứa nước sẽ bị ố vàng, hoen rỉ, ăn mòn nhanh chóng.
              Hiện nay UBND xã Khuyến Nông đã đấu mối với công ty nước sạch để lắp đặt và cung cấp nguồn nước sạch đến tận hộ gia đình trên địa bàn xã Khuyến Nông, rất mog bà con nhân dân trên địa bàn xã quan tâm, hưởng ứng, đến gặp đồng chí thôn trưởng để đăng ký lắp đặt và sử dụng nguồn nước sạch.

Để bảo đảm sức khỏe cho gia đình rất mong nhân dân trên địa bàn xã quan tâm, hưởng ứng.

Bài tuyên truyền Sử dụng nước sạch thay thế nước giếng khoan

Đăng lúc: 20/03/2024 23:40:55 (GMT+7)

Nước giếng khoan là nguồn nước ngầm được lấy từ sâu trong lòng đất. Tùy theo đặc điểm thổ nhưỡng của từng khu vực, vị trí, độ sâu của giếng mà nước giếng khoan có những đặc điểm, thành phần khác nhau.

 Một số thành phần chính có trong nước giếng khoan gồm: Độ pH của nước giếng khoan (được đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước giếng khoan. Khi pH = 7 nước giếng có tính trung tính, pH < 7 nước mang tính axit và khi pH > 7 nước giếng có tính kiềm). Độ cứng của nước: Biểu thị cho hàm lượng các muối của canxi và magie có trong nước giếng khoan, các hóa chất, hợp chất hữu cơ.

Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của con người thải ra vô số các hóa chất độc hại. Các hóa chất này không được xử lý ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước; vi khuẩn: Có hai loại vi khuẩn điển hình gây hại đến sức khỏe được tìm thấy trong nguồn nước giếng khoan đó là E.coli và Coliform; kim loại nặng: Các kim loại nặng trong nước giếng khoan bao gồm: sắt (phèn), chì, asen, thủy ngân, Mn, Magie, Nhôm…

           Nước giếng khoan từ xưa đến nay là nguồn nước sinh hoạt của hầu hết các gia đình ở khu vực nông thông của Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng như hiện nay việc sử dụng nguồn nước giếng khoan chưa qua xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nguồn nước giếng khoan ở Việt Nam nói chung và ở xã Khuyến Nông nói riêng thường chứa 1 số chất ô nhiễm phổ biến gồm: Nước giếng khoan nhiễm sắt (là tình trạng nước giếng có hàm lượng kim loại sắt cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT, hàm lượng sắt tối đa trong nước không được vượt quá 0,5 mg/L. Do đặc tín thổ nhưỡng hầu hết các nguồn nước ngầm ở khu vực đồng bằng Việt Nam đều bị nhiễm sắt); nước giếng khoan nhiễm vôi (hay còn gọi nước cứng là nước chứa hàm lượng kim loại canxi và magie cao.

Theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y Tế QCVN 01-1:2018/BYT, Độ cứng của nước không được vượt quá 300 mg/l. Sử dụng nước có hàm lượng vôi vượt quá con số này sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng); nước nhiễm phèn (là nước chứa nhiều muối kim loại như sắt, nhôm mangan… Các muối này được tạo thành từ các anion sunfat SO4-2, anion phức SeF4-2 và các cation của hai kim loại có hóa trị khác nhau. Do đặc tính thổ nhưỡng, ở Việt Nam 100% nước giếng khoan bị nhiễm phèn.       Mức độ nặng nhẹ của nước nhiễm phèn phụ thuộc vào vùng miền, khu vực.

Các vùng trũng, càng gần khu công nghiệp thì mức độ ô nhiễm càng nặng); nước nhiễm Asen (là một chất độc hại, theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế ( IARC) Asen là chất gây ung thư cho con người. Hàm lượng asen trong nước được duy trì ở mức tối đa là 0.01 mg/lít; Nước nhiễm chì (Ở một số khu vực chứa hàm lượng chì cao trong đất, dẫn đến nguồn nước bị nhiễm chì. Một nguyên nhân khác đến từ nước thải ở các khu công nghiệp chưa qua xử lý, được thải ra sông suối.

             Ở Việt Nam, khu vực nông thôn người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng khoan để sinh hoạt, nên tỷ lệ nhiễm chì là cực cao.
             Theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y Tế QCVN 01-1:2018/BYT, giới hạn ô nhiễm chì (Pb) trong nước là 0.01 mg/l, vượt quá con số này là cực kỳ nguy hiểm, gây ra nhiều bệnh tật; Nước nhiễm các tạp chất hữu cơ (Các hóa chất hữu cơ bao gồm thuốc trừ sâu, dược phẩm, sơn, thuốc nhuộm và chất khử trùng có thể làm ô nhiễm nước. Chúng có thể gây tổn thương gan và thận cũng như tổn thương hệ thần kinh và sinh sản); Nước nhiễm Mangan (là tình trạng hàm lượng Mangan trong nước cao, vượt quá mức cho phép. Theo WHO nồng độ tiêu chuẩn tối đa cho phép của Mn trong nước là 0,4mg/l. Ở Việt Nam, theo tiêu chuẩn nước dùng trong sinh hoạt của Bộ Y tế QCVN 01-1:2018/BYT hàm lượng Mangan trong nước sinh hoạt tối đa không được vượt quá 0,1 mg/l); Nước giếng khoan nhiễm mặn (là tình trạng nguồn nước giếng có nồng độ muối hòa tan (NaCl) vượt quá mức cho phép (khoảng trên 300 mg/lít) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Nguồn nước giếng nhiễm mặn không đảm bảo chất lượng dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Sử dụng sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và đời sống)
          Việc sử dụng nước giếng khoan bị ô nhiễm chưa qua xử lý gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe như: Sử dụng nước giếng khoan nhiễm kim loại nặng như chì, sắt, mangan, asen… sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, các bệnh về da và sử dụng lâu ngày sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư; Sử dụng nước giếng khoan bị ô nhiễm để tắm sẽ bị khô da, khô tóc, viêm da, vàng răng,...; đối với quá trình sinh hoạt, sử dụng nước giếng khoan ô nhiễm khi giặt quần áo sẽ làm cho chúng bị ố vàng, xỉn màu, thô ráp, nhanh hỏng.  Các vật dụng chứa nước sẽ bị ố vàng, hoen rỉ, ăn mòn nhanh chóng.
              Hiện nay UBND xã Khuyến Nông đã đấu mối với công ty nước sạch để lắp đặt và cung cấp nguồn nước sạch đến tận hộ gia đình trên địa bàn xã Khuyến Nông, rất mog bà con nhân dân trên địa bàn xã quan tâm, hưởng ứng, đến gặp đồng chí thôn trưởng để đăng ký lắp đặt và sử dụng nguồn nước sạch.

Để bảo đảm sức khỏe cho gia đình rất mong nhân dân trên địa bàn xã quan tâm, hưởng ứng.

Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)