Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
357229

BÀI TUYÊN TRUYỀN NGHIÊM CẤM LỰA CHỌN GIỚI TÍNH KHI SINH

Ngày 13/05/2024 14:34:15

BÀI TUYÊN TRUYỀN NGHIÊM CẤM LỰA CHỌN GIỚI TÍNH KHI SINH

 Kính mời quý vị và nhân dân trong xã đón nghe bản tin phát thanh của đài truyền thanh xã Khuyến Nông

Chủ đề của bản tin phát thanh hôm nay là nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh. Bao gồm những quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi và biện pháp xử lý các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.

Thưa quý vị và các bạn!

Những quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi:

Ở Việt Nam, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh tuy mới xuất hiện một số năm gần đây nhưng nhanh chóng trở thành vấn đề xã hội bức xúc. Do đó, một trong những giải pháp nhằm làm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh là phải hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến giới và giới tính khi sinh. Pháp luật của Việt Nam đã quy định nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi. Mục đích của việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh là để bảo đảm cân bằng giới tính giữa nam và nữ, bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội lành mạnh. Việc cấm lựa chọn giới tính khi sinh có ý nghĩa, tác dụng là:

-  Bảo đảm sự bình đẳng giữa nam và nữ;

- Tạo dư luận xã hội ủng hộ và xoá dần sự phân biệt giữa con trai và con gái trong tiềm thức của nhân dân;

- Ngăn chặn tình trạng phá thai vì lý do lựa chọn giới tính;

- Bảo đảm sự cân đối về số lượng giữa nam và nữ;

- Tạo sự ổn định và phát triển bền vững.

Ngay từ năm  2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Pháp lệnh Dân số trong đó quy định: “Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức[1] và “Nhà nước có chính sách và biện pháp cần thiết ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi để bảo đảm cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên; điều chỉnh mức sinh nhằm tạo cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi”.

Luật Bình đẳng giới năm 2006 cũng có một số quy định liên quan đến vấn đề giới và lựa chọn giới tính. Điều 4 của Luật này quy định: “Mục tiêu của bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”. Điều 40 quy định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, trong đó có nội dung: “Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi” là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới”.

Nhằm cụ thể hoá những quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số, trong đó đã quy định các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi bị nghiêm cấm gồm:

1. Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi.

2. Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm,.... 

3. Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.

Biện pháp xử lý các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi

Để ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức về dân số chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, pháp luật đã quy định các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm về lựa chọn giới tính thai nhi. Nghị định 114/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em. Điều 9 Nghị định này quy định mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Bắt mạch, xác định qua triệu chứng, bói toán hoặc bằng các hình thức khác không được pháp luật cho phép để xác định giới tính thai nhi mà các hành vi này có tính chất trục lợi.

+ Nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi âm, ghi hình hoặc các hình thức khác không được pháp luật cho phép để tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Siêu âm, xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào hoặc các biện pháp khác không được pháp luật cho phép để xác định giới tính thai nhi;

+ Cung cấp hoá chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;

+ Nghiên cứu hoặc áp dụng phương pháp nhân tạo để tạo nên giới tính thai nhi theo mong muốn.

+ Tàng trữ, lưu hành các loại tài liệu, phương tiện chứa đựng nội dung về phương pháp tạo giới tính thai nhi.

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây

+ Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;

+ Phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

Ngoài ra, người vi phạm còn phải chịu những hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu phương tiện, tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 đến tháng đến 03 tháng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 114/2006/NĐ-CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Nghị định số 114/2006/NĐ-CP;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định số 114/2006/NĐ-CP.

Đồng thời, Nghị định số 114/2006/NĐ-CP còn quy định các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc tiêu huỷ các loại tài liệu, phương tiện chứa đựng nội dung về phương pháp tạo giới tính thai nhi được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

Qúy vị và các bạn vừa nghe bản tin phát thanh về nghiêm cấm lựa chọn giới tinh khi sinh.

Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn./.

      Duyệt lịch phát                                                Người viết bài                  

             CHỦ TỊCH                         

         

 

            Lê Xuân Bảy                                                        Mai Hải Triều

                                     

 



 

BÀI TUYÊN TRUYỀN NGHIÊM CẤM LỰA CHỌN GIỚI TÍNH KHI SINH

Đăng lúc: 13/05/2024 14:34:15 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN NGHIÊM CẤM LỰA CHỌN GIỚI TÍNH KHI SINH

 Kính mời quý vị và nhân dân trong xã đón nghe bản tin phát thanh của đài truyền thanh xã Khuyến Nông

Chủ đề của bản tin phát thanh hôm nay là nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh. Bao gồm những quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi và biện pháp xử lý các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.

Thưa quý vị và các bạn!

Những quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi:

Ở Việt Nam, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh tuy mới xuất hiện một số năm gần đây nhưng nhanh chóng trở thành vấn đề xã hội bức xúc. Do đó, một trong những giải pháp nhằm làm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh là phải hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến giới và giới tính khi sinh. Pháp luật của Việt Nam đã quy định nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi. Mục đích của việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh là để bảo đảm cân bằng giới tính giữa nam và nữ, bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội lành mạnh. Việc cấm lựa chọn giới tính khi sinh có ý nghĩa, tác dụng là:

-  Bảo đảm sự bình đẳng giữa nam và nữ;

- Tạo dư luận xã hội ủng hộ và xoá dần sự phân biệt giữa con trai và con gái trong tiềm thức của nhân dân;

- Ngăn chặn tình trạng phá thai vì lý do lựa chọn giới tính;

- Bảo đảm sự cân đối về số lượng giữa nam và nữ;

- Tạo sự ổn định và phát triển bền vững.

Ngay từ năm  2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Pháp lệnh Dân số trong đó quy định: “Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức[1] và “Nhà nước có chính sách và biện pháp cần thiết ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi để bảo đảm cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên; điều chỉnh mức sinh nhằm tạo cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi”.

Luật Bình đẳng giới năm 2006 cũng có một số quy định liên quan đến vấn đề giới và lựa chọn giới tính. Điều 4 của Luật này quy định: “Mục tiêu của bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”. Điều 40 quy định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, trong đó có nội dung: “Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi” là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới”.

Nhằm cụ thể hoá những quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số, trong đó đã quy định các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi bị nghiêm cấm gồm:

1. Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi.

2. Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm,.... 

3. Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.

Biện pháp xử lý các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi

Để ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức về dân số chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, pháp luật đã quy định các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm về lựa chọn giới tính thai nhi. Nghị định 114/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em. Điều 9 Nghị định này quy định mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Bắt mạch, xác định qua triệu chứng, bói toán hoặc bằng các hình thức khác không được pháp luật cho phép để xác định giới tính thai nhi mà các hành vi này có tính chất trục lợi.

+ Nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi âm, ghi hình hoặc các hình thức khác không được pháp luật cho phép để tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Siêu âm, xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào hoặc các biện pháp khác không được pháp luật cho phép để xác định giới tính thai nhi;

+ Cung cấp hoá chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;

+ Nghiên cứu hoặc áp dụng phương pháp nhân tạo để tạo nên giới tính thai nhi theo mong muốn.

+ Tàng trữ, lưu hành các loại tài liệu, phương tiện chứa đựng nội dung về phương pháp tạo giới tính thai nhi.

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây

+ Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;

+ Phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

Ngoài ra, người vi phạm còn phải chịu những hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu phương tiện, tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 đến tháng đến 03 tháng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 114/2006/NĐ-CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Nghị định số 114/2006/NĐ-CP;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định số 114/2006/NĐ-CP.

Đồng thời, Nghị định số 114/2006/NĐ-CP còn quy định các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc tiêu huỷ các loại tài liệu, phương tiện chứa đựng nội dung về phương pháp tạo giới tính thai nhi được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

Qúy vị và các bạn vừa nghe bản tin phát thanh về nghiêm cấm lựa chọn giới tinh khi sinh.

Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn./.

      Duyệt lịch phát                                                Người viết bài                  

             CHỦ TỊCH                         

         

 

            Lê Xuân Bảy                                                        Mai Hải Triều

                                     

 



 

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)