Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
357229

BÀI TUYÊN TRUYỀN Các quy định xử phạt hành vi “Trốn khai báo” hoặc “Trốn cách ly y tế” để phòng, chống dịch covid 19

Ngày 15/07/2021 16:42:57

Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020 đến nay tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp.

 Theo cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế, tính đến 6h ngày 08/6/2021, Việt Nam ghi nhận 8791 người dương tính với COVID-19, trong đó 3368 người đã bình phục; 53 người đã tử vong. Nhiều người đang phải cách ly tập trung và cách ly tại nhà. Đứng trước mối lo thiệt hại cả về người và tài sản, nhân dân cả nước đang gồng mình chống đại dịch COVID-19 thì vẫn còn những cá nhân vì bản thân mà thờ ơ, thiếu ý thức trách nhiệm trong phòng chống dịch, trốn khai báo y tế, trốn cách ly.

Vào cuối năm 2020, Tổ chức y tế thế giới WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với chủng vi rút corona. Đến ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc khai báo y tế và áp dụng các biện pháp cách ly y tế đối với những trường hợp tiếp xúc với người nhiễm, người nghi nhiễm là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế vẫn có không ít người đang cố tình trốn tránh việc cách ly y tế. Đây là việc làm hết sức nguy hiểm, trực tiếp đe dọa đến sự an toàn của bản thân và cộng đồng xã hội.

Ngày 29-1-2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-BYT bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do covid 19 gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại điểm a, khoản 1 và khoản 2, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Cũng theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, người nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh phải chấp hành cách ly y tế theo hướng dẫn của ngành y tế. Do đó, việc cố tình trốn tránh cách ly y tế là việc làm vi phạm nghiêm trọng những quy định của Nhà nước về cách ly và phòng ngừa dịch bệnh lây lan cho xã hội.

Các hành vi trốn khai báo hoặc trốn cách ly y tế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo quy định tại điều 240 bộ luật hình sự năm 2015. Trường hợp người nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh phải cách ly mà không tự nguyện chấp hành hoặc bỏ trốn khỏi nơi cách ly dẫn đến lây nhiễm bệnh cho người khác sẽ bị xử lý hình sự và bị phạt tiền 50.000.000 - 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo quy định tại Điều 240 của Bộ luật Hình sự. Đặc biệt, người làm lây lan dịch bệnh còn có thể bị phạt tù 5 năm đến 10 năm nếu phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc làm chết người; bị phạt tù 10 năm đến 12 năm nếu phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc làm chết 2 người trở lên.

Trường hợp hành vi chưa đến mức phải xử lý trách nhiệm hình sự, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế theo điều 10, nghị định 176 năm 2013 của chính phủ. Mức phạt từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, từ chối hoặc trốn tránh quyết định cách ly y tế, QĐ cưỡng chế cách ly y tể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, buộc thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.

Hành vi tung tin sai sự thật về dịch bệnh covid 19 lên mạng xã hội, gây hoang amng dư luận bị xử lý như sau: Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xác phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân quy định tại điểm a, khoản 3 điều 64 nghị định 174/2014/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Thủ tướng Chính Phủ.

Như vậy, việc trốn tránh cách ly y tế là việc làm hết sức nguy hiểm, trực tiếp đe dọa đến sự an toàn của bản thân và cộng đồng xã hội. Do đó yêu cầu người thuộc diện phải cách ly để theo dõi dịch bệnh cần nghiêm túc chấp hành việc cách ly để vừa bảo đảm an toàn cho bản thân vừa bảo đảm an toàn cho gia đình, cộng đồng, đồng thời vừa tránh những hậu quả đáng tiếc về mặt pháp lý xảy ra./.

Ngày phát: trong thời gian có dịch

BÀI TUYÊN TRUYỀN Các quy định xử phạt hành vi “Trốn khai báo” hoặc “Trốn cách ly y tế” để phòng, chống dịch covid 19

Đăng lúc: 15/07/2021 16:42:57 (GMT+7)

Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020 đến nay tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp.

 Theo cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế, tính đến 6h ngày 08/6/2021, Việt Nam ghi nhận 8791 người dương tính với COVID-19, trong đó 3368 người đã bình phục; 53 người đã tử vong. Nhiều người đang phải cách ly tập trung và cách ly tại nhà. Đứng trước mối lo thiệt hại cả về người và tài sản, nhân dân cả nước đang gồng mình chống đại dịch COVID-19 thì vẫn còn những cá nhân vì bản thân mà thờ ơ, thiếu ý thức trách nhiệm trong phòng chống dịch, trốn khai báo y tế, trốn cách ly.

Vào cuối năm 2020, Tổ chức y tế thế giới WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với chủng vi rút corona. Đến ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc khai báo y tế và áp dụng các biện pháp cách ly y tế đối với những trường hợp tiếp xúc với người nhiễm, người nghi nhiễm là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế vẫn có không ít người đang cố tình trốn tránh việc cách ly y tế. Đây là việc làm hết sức nguy hiểm, trực tiếp đe dọa đến sự an toàn của bản thân và cộng đồng xã hội.

Ngày 29-1-2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-BYT bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do covid 19 gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại điểm a, khoản 1 và khoản 2, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Cũng theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, người nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh phải chấp hành cách ly y tế theo hướng dẫn của ngành y tế. Do đó, việc cố tình trốn tránh cách ly y tế là việc làm vi phạm nghiêm trọng những quy định của Nhà nước về cách ly và phòng ngừa dịch bệnh lây lan cho xã hội.

Các hành vi trốn khai báo hoặc trốn cách ly y tế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo quy định tại điều 240 bộ luật hình sự năm 2015. Trường hợp người nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh phải cách ly mà không tự nguyện chấp hành hoặc bỏ trốn khỏi nơi cách ly dẫn đến lây nhiễm bệnh cho người khác sẽ bị xử lý hình sự và bị phạt tiền 50.000.000 - 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo quy định tại Điều 240 của Bộ luật Hình sự. Đặc biệt, người làm lây lan dịch bệnh còn có thể bị phạt tù 5 năm đến 10 năm nếu phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc làm chết người; bị phạt tù 10 năm đến 12 năm nếu phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc làm chết 2 người trở lên.

Trường hợp hành vi chưa đến mức phải xử lý trách nhiệm hình sự, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế theo điều 10, nghị định 176 năm 2013 của chính phủ. Mức phạt từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, từ chối hoặc trốn tránh quyết định cách ly y tế, QĐ cưỡng chế cách ly y tể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, buộc thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.

Hành vi tung tin sai sự thật về dịch bệnh covid 19 lên mạng xã hội, gây hoang amng dư luận bị xử lý như sau: Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xác phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân quy định tại điểm a, khoản 3 điều 64 nghị định 174/2014/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Thủ tướng Chính Phủ.

Như vậy, việc trốn tránh cách ly y tế là việc làm hết sức nguy hiểm, trực tiếp đe dọa đến sự an toàn của bản thân và cộng đồng xã hội. Do đó yêu cầu người thuộc diện phải cách ly để theo dõi dịch bệnh cần nghiêm túc chấp hành việc cách ly để vừa bảo đảm an toàn cho bản thân vừa bảo đảm an toàn cho gia đình, cộng đồng, đồng thời vừa tránh những hậu quả đáng tiếc về mặt pháp lý xảy ra./.

Ngày phát: trong thời gian có dịch

Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)