Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
357229

Lịch sử hình thành xã Khuyến Nông

Ngày 13/06/2019 07:52:35

Khái quát lịch sử xã Khuyến Nông

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI

Khuyến Nông là một xã thuần nông, thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, với số dân 8.000 người, diện tích tự nhiên 710 ha, cách trung tâm huyện khoảng 7 km về phía Đông Nam và cách thành phố Thanh Hóa khoảng 18 km về phía Tây. Phía Bắc giáp xã Tiến Nông, phía Đông giáp xã Đông Ninh và Đông Hòa (huyện Đông Sơn); phía Nam giáp xã Đồng Tiến, Đồng Lợi; phía Tây Nam giáp xã Tân Ninh; phía Tây giáp xã Thái Hòa và xã Nông Trường.

Khí hậu: Cũng giống như các địa phương trong khu vực, Khuyến Nông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm chung của kiểu thời tiết này là ngoài việc phân hóa theo vĩ độ còn chịu tác động sâu sắc của hai mùa gió trên một nền nhiệt và ẩm phong phú.

Sông ngòi: Có một dòng sông in dấu ấn trong tâm trí bao người Khuyến Nông là dòng Sông Hoàng. sông Hoàng nằm ở phía Đông, làm thành gianh giới tự nhiên giữa Khuyến Nông và xã Đông Ninh của huyện Đông Sơn. dài 81 km, bắt nguồn từ huyện Thọ Xuân, gồm 2 nhánh: một nhánh chảy qua huyện Thiệu Hóa, một nhánh chảy qua huyện Triệu Sơn, hòa vào dòng chính tại Thiệu Lý (Thiệu Hóa), chảy qua các xã của Triệu Sơn, Nông Cống, gặp sông Lăng ở Ngã ba Vua Bà, rồi vào sông Yên. Đoạn chảy qua Khuyến Nông có chiều dài chừng 3 km, thuộc hạ lưu của sông, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều cường, nên nước chảy chậm, có xu hướng đào lòng sang hai bờ diễn ra mạnh, vừa xảy ra xâm thực, vừa tạo lắng phù sa, tạo nên một chế độ nước không mấy thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

Khuyến Nông còn có kênh N15 lấy nước từ Kênh Nam chạy dài từ đầu đến cuối xã. Từ kênh N15 có kênh N315 và N415B dẫn nước tới các khu đồng trong xã. Đây là một phần trong hệ thống thủy lợi sông Chu, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp ở địa phương.

Hệ thống giao thông: Trước đây, khi hệ thống giao thông đường bộ chưa phát triển, sông Hoàng là đường giao thông đường thủy chính của cả vùng. Theo Đại việt sử kí toàn thư: Sông nhà Lê, do Lê Hoàn cho đào, bắt đầu từ Đồng Cổ, nơi có đền thờ Trống đồng, nay là Yên Thọ, Yên Định, khơi thông các lạch nguồn, đào mới để nối liền với sông Mã, từ sông Mã với  sông Cầu Chày, nối với sông Lường (Chu), từ sông Chu nối với sông Hoàng, sông Yên, vào sông Bà Hòa ở cực Nam Thanh Hóa. Từ đây, vào sông Hoàng Mai, kênh Sắt vào Nghệ An. Một nhánh từ sông Mã ra sông Hoạt ra các huyện phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Chính vì vậy, từ Khuyến Nông có thể đi đến nhiều vùng trong tỉnh.

Về đường bộ, tuyến giao thông bộ quan trọng nhất của xã là con đường cái quan qua Quần Thanh, Quần Trúc, Đồng Lợi, Tân Ninh…Tương truyền đây là đoạn thành cũ được Triệu Quốc Đạt cho đắp trong cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Mỗi khi nhân dân đi Cầu Quan (trung tâm cũ của huyện Nông Cống) hoặc lên Giắt chủ yếu qua con đường này. Ngược đê sông Hoàng có thể lên các xã phía Bắc của huyện để tới đò Vạn sang các xã của huyện Đông Sơn. Nhìn chung, trước Cách mạng Tháng Tám Khuyến Nông là một xã không mấy thuận tiện về giao thông đường bộ. Nhân dân đi từ làng này sang làng nọ thường theo những con đường nhỏ hẹp, đôi khi là những bờ ruộng. Đường làng, ngõ xóm nhỏ hẹp, cây cối um tùm, hễ có mưa là lầy lội rất khó đi lại.

Những năm gần đây, nhờ kinh tế phát triển, Đảng bộ, chính quyền đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động sự đóng góp của nhân dân, đường làng ngõ xóm từng bước được mở rộng, đổ bê tông, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Lịch sử hình thành và phát triển của xã Khuyến Nông luôn gắn liền với lịch sử huyện Nông Cống, Triệu Sơn. Qua nhiều lần thay đổi địa giới và tên gọi, đến năm Quý Hợi (1323) đời vua Trần Minh Tông hai chữ Nông Cống chính thức được nhắc đến với tư cách là một huyện của châu Cửu Chân. Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, được biên soạn vào thời Nguyễn([1]), thời gian này huyện Nông Cống có 9 tổng. Đến trước Cách mạng Tháng Tám, Nông Cống có 10 tổng gồm: Văn Xá, Cao Xá, Vạn Đồn, La Miệt, Lạc Thiện, Đô Xá, Đồng Xá, Cổ Định, Hữu Định, Lai Triều.

Các làng của Khuyến Nông lúc bấy giờ thuộc tổng Đồng Xá. Vào đời vua Đồng Khánh (1858 - 1888), tổng Đồng Xá có 21 xã, thôn, trang gồm: xã Đồng Xá, xã Xuân Sơn, xã Thanh Xá, xã Nhạ Lộc, thôn Hương Duẫn (Hoa Duẫn) xã Đa Lộc, thôn Vân Du xã Đa Lộc, thôn Trung xã Niệm Thượng, thôn Tường xã Niệm Thượng, thôn Niệm xã Niệm Thượng, thôn Pho xã Nga My, thôn Nha xã Nga My, thôn Thượng xã Nga My, thôn Hòa Triều xã Cam Lộ, thôn Quần Trúc xã Cam Lộ, thôn Quần Thanh xã Cam Lộ, thôn Quần Nham xã Cam Lộ, xã Lộc Trạch, xã Lộc Nham, trang Mỹ.

Đến trước Cách mạng tháng Tám, 6 làng Quần Thanh, Quần Trúc, Doãn Thái, Niệm Trung, Niệm Thôn và Tường Thôn của Khuyến Nông ngày nay vẫn thuộc tổng Đồng Xá

Năm 1991, thực hiện Nghị quyết 878 của UBND tỉnh Thanh Hóa thành lập thôn, xóm thay cho đội sản xuất trước đây, các đội sản xuất của HTX nông nghiệp toàn xã được lấy là đơn vị xóm, cùng với việc bầu chức danh xóm trưởng. Giai đoạn này, Khuyến Nông có 12 xóm. Năm 2004, xóm 4 được chia thành 2 xóm: xóm 4 và xóm 13.

Có thể thấy quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư nơi đây đã trải qua nhiều thế kỉ. Sự ra đời của đơn vị hành chính xã gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.



 

Lịch sử hình thành xã Khuyến Nông

Đăng lúc: 13/06/2019 07:52:35 (GMT+7)

Khái quát lịch sử xã Khuyến Nông

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI

Khuyến Nông là một xã thuần nông, thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, với số dân 8.000 người, diện tích tự nhiên 710 ha, cách trung tâm huyện khoảng 7 km về phía Đông Nam và cách thành phố Thanh Hóa khoảng 18 km về phía Tây. Phía Bắc giáp xã Tiến Nông, phía Đông giáp xã Đông Ninh và Đông Hòa (huyện Đông Sơn); phía Nam giáp xã Đồng Tiến, Đồng Lợi; phía Tây Nam giáp xã Tân Ninh; phía Tây giáp xã Thái Hòa và xã Nông Trường.

Khí hậu: Cũng giống như các địa phương trong khu vực, Khuyến Nông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm chung của kiểu thời tiết này là ngoài việc phân hóa theo vĩ độ còn chịu tác động sâu sắc của hai mùa gió trên một nền nhiệt và ẩm phong phú.

Sông ngòi: Có một dòng sông in dấu ấn trong tâm trí bao người Khuyến Nông là dòng Sông Hoàng. sông Hoàng nằm ở phía Đông, làm thành gianh giới tự nhiên giữa Khuyến Nông và xã Đông Ninh của huyện Đông Sơn. dài 81 km, bắt nguồn từ huyện Thọ Xuân, gồm 2 nhánh: một nhánh chảy qua huyện Thiệu Hóa, một nhánh chảy qua huyện Triệu Sơn, hòa vào dòng chính tại Thiệu Lý (Thiệu Hóa), chảy qua các xã của Triệu Sơn, Nông Cống, gặp sông Lăng ở Ngã ba Vua Bà, rồi vào sông Yên. Đoạn chảy qua Khuyến Nông có chiều dài chừng 3 km, thuộc hạ lưu của sông, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều cường, nên nước chảy chậm, có xu hướng đào lòng sang hai bờ diễn ra mạnh, vừa xảy ra xâm thực, vừa tạo lắng phù sa, tạo nên một chế độ nước không mấy thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

Khuyến Nông còn có kênh N15 lấy nước từ Kênh Nam chạy dài từ đầu đến cuối xã. Từ kênh N15 có kênh N315 và N415B dẫn nước tới các khu đồng trong xã. Đây là một phần trong hệ thống thủy lợi sông Chu, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp ở địa phương.

Hệ thống giao thông: Trước đây, khi hệ thống giao thông đường bộ chưa phát triển, sông Hoàng là đường giao thông đường thủy chính của cả vùng. Theo Đại việt sử kí toàn thư: Sông nhà Lê, do Lê Hoàn cho đào, bắt đầu từ Đồng Cổ, nơi có đền thờ Trống đồng, nay là Yên Thọ, Yên Định, khơi thông các lạch nguồn, đào mới để nối liền với sông Mã, từ sông Mã với  sông Cầu Chày, nối với sông Lường (Chu), từ sông Chu nối với sông Hoàng, sông Yên, vào sông Bà Hòa ở cực Nam Thanh Hóa. Từ đây, vào sông Hoàng Mai, kênh Sắt vào Nghệ An. Một nhánh từ sông Mã ra sông Hoạt ra các huyện phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Chính vì vậy, từ Khuyến Nông có thể đi đến nhiều vùng trong tỉnh.

Về đường bộ, tuyến giao thông bộ quan trọng nhất của xã là con đường cái quan qua Quần Thanh, Quần Trúc, Đồng Lợi, Tân Ninh…Tương truyền đây là đoạn thành cũ được Triệu Quốc Đạt cho đắp trong cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Mỗi khi nhân dân đi Cầu Quan (trung tâm cũ của huyện Nông Cống) hoặc lên Giắt chủ yếu qua con đường này. Ngược đê sông Hoàng có thể lên các xã phía Bắc của huyện để tới đò Vạn sang các xã của huyện Đông Sơn. Nhìn chung, trước Cách mạng Tháng Tám Khuyến Nông là một xã không mấy thuận tiện về giao thông đường bộ. Nhân dân đi từ làng này sang làng nọ thường theo những con đường nhỏ hẹp, đôi khi là những bờ ruộng. Đường làng, ngõ xóm nhỏ hẹp, cây cối um tùm, hễ có mưa là lầy lội rất khó đi lại.

Những năm gần đây, nhờ kinh tế phát triển, Đảng bộ, chính quyền đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động sự đóng góp của nhân dân, đường làng ngõ xóm từng bước được mở rộng, đổ bê tông, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Lịch sử hình thành và phát triển của xã Khuyến Nông luôn gắn liền với lịch sử huyện Nông Cống, Triệu Sơn. Qua nhiều lần thay đổi địa giới và tên gọi, đến năm Quý Hợi (1323) đời vua Trần Minh Tông hai chữ Nông Cống chính thức được nhắc đến với tư cách là một huyện của châu Cửu Chân. Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, được biên soạn vào thời Nguyễn([1]), thời gian này huyện Nông Cống có 9 tổng. Đến trước Cách mạng Tháng Tám, Nông Cống có 10 tổng gồm: Văn Xá, Cao Xá, Vạn Đồn, La Miệt, Lạc Thiện, Đô Xá, Đồng Xá, Cổ Định, Hữu Định, Lai Triều.

Các làng của Khuyến Nông lúc bấy giờ thuộc tổng Đồng Xá. Vào đời vua Đồng Khánh (1858 - 1888), tổng Đồng Xá có 21 xã, thôn, trang gồm: xã Đồng Xá, xã Xuân Sơn, xã Thanh Xá, xã Nhạ Lộc, thôn Hương Duẫn (Hoa Duẫn) xã Đa Lộc, thôn Vân Du xã Đa Lộc, thôn Trung xã Niệm Thượng, thôn Tường xã Niệm Thượng, thôn Niệm xã Niệm Thượng, thôn Pho xã Nga My, thôn Nha xã Nga My, thôn Thượng xã Nga My, thôn Hòa Triều xã Cam Lộ, thôn Quần Trúc xã Cam Lộ, thôn Quần Thanh xã Cam Lộ, thôn Quần Nham xã Cam Lộ, xã Lộc Trạch, xã Lộc Nham, trang Mỹ.

Đến trước Cách mạng tháng Tám, 6 làng Quần Thanh, Quần Trúc, Doãn Thái, Niệm Trung, Niệm Thôn và Tường Thôn của Khuyến Nông ngày nay vẫn thuộc tổng Đồng Xá

Năm 1991, thực hiện Nghị quyết 878 của UBND tỉnh Thanh Hóa thành lập thôn, xóm thay cho đội sản xuất trước đây, các đội sản xuất của HTX nông nghiệp toàn xã được lấy là đơn vị xóm, cùng với việc bầu chức danh xóm trưởng. Giai đoạn này, Khuyến Nông có 12 xóm. Năm 2004, xóm 4 được chia thành 2 xóm: xóm 4 và xóm 13.

Có thể thấy quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư nơi đây đã trải qua nhiều thế kỉ. Sự ra đời của đơn vị hành chính xã gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.