Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
357229

Lịch sử hình thành xã Khuyến Nông

Ngày 19/05/2022 14:55:46

Khuyến Nông là một xã thuần nông, thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, với số dân 8.000 người, diện tích tự nhiên 710 ha, cách trung tâm huyện khoảng 7 km về phía Đông Nam và cách thành phố Thanh Hóa khoảng 18 km về phía Tây. Phía Bắc giáp xã Tiến Nông, phía Đông giáp xã Đông Ninh và Đông Hòa (huyện Đông Sơn); phía Nam giáp xã Đồng Tiến, Đồng Lợi; phía Tây Nam giáp xã Tân Ninh; phía Tây giáp xã Thái Hòa và xã Nông Trường.

 Khí hậu: Cũng giống như các địa phương trong khu vực, Khuyến Nông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm chung của kiểu thời tiết này là ngoài việc phân hóa theo vĩ độ còn chịu tác động sâu sắc của hai mùa gió trên một nền nhiệt và ẩm phong phú.

Sông ngòi: Có một dòng sông in dấu ấn trong tâm trí bao người Khuyến Nông là dòng Sông Hoàng. sông Hoàng nằm ở phía Đông, làm thành gianh giới tự nhiên giữa Khuyến Nông và xã Đông Ninh của huyện Đông Sơn. dài 81 km, bắt nguồn từ huyện Thọ Xuân, gồm 2 nhánh: một nhánh chảy qua huyện Thiệu Hóa, một nhánh chảy qua huyện Triệu Sơn, hòa vào dòng chính tại Thiệu Lý (Thiệu Hóa), chảy qua các xã của Triệu Sơn, Nông Cống, gặp sông Lăng ở Ngã ba Vua Bà, rồi vào sông Yên. Đoạn chảy qua Khuyến Nông có chiều dài chừng 3 km, thuộc hạ lưu của sông, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều cường, nên nước chảy chậm, có xu hướng đào lòng sang hai bờ diễn ra mạnh, vừa xảy ra xâm thực, vừa tạo lắng phù sa, tạo nên một chế độ nước không mấy thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

Khuyến Nông còn có kênh N15 lấy nước từ Kênh Nam chạy dài từ đầu đến cuối xã. Từ kênh N15 có kênh N315 và N415B dẫn nước tới các khu đồng trong xã. Đây là một phần trong hệ thống thủy lợi sông Chu, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp ở địa phương.

Hệ thống giao thông: Trước đây, khi hệ thống giao thông đường bộ chưa phát triển, sông Hoàng là đường giao thông đường thủy chính của cả vùng. Theo Đại việt sử kí toàn thư: Sông nhà Lê, do Lê Hoàn cho đào, bắt đầu từ Đồng Cổ, nơi có đền thờ Trống đồng, nay là Yên Thọ, Yên Định, khơi thông các lạch nguồn, đào mới để nối liền với sông Mã, từ sông Mã với  sông Cầu Chày, nối với sông Lường (Chu), từ sông Chu nối với sông Hoàng, sông Yên, vào sông Bà Hòa ở cực Nam Thanh Hóa. Từ đây, vào sông Hoàng Mai, kênh Sắt vào Nghệ An. Một nhánh từ sông Mã ra sông Hoạt ra các huyện phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Chính vì vậy, từ Khuyến Nông có thể đi đến nhiều vùng trong tỉnh.

Về đường bộ, tuyến giao thông bộ quan trọng nhất của xã là con đường cái quan qua Quần Thanh, Quần Trúc, Đồng Lợi, Tân Ninh…Tương truyền đây là đoạn thành cũ được Triệu Quốc Đạt cho đắp trong cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Mỗi khi nhân dân đi Cầu Quan (trung tâm cũ của huyện Nông Cống) hoặc lên Giắt chủ yếu qua con đường này. Ngược đê sông Hoàng có thể lên các xã phía Bắc của huyện để tới đò Vạn sang các xã của huyện Đông Sơn. Nhìn chung, trước Cách mạng Tháng Tám Khuyến Nông là một xã không mấy thuận tiện về giao thông đường bộ. Nhân dân đi từ làng này sang làng nọ thường theo những con đường nhỏ hẹp, đôi khi là những bờ ruộng. Đường làng, ngõ xóm nhỏ hẹp, cây cối um tùm, hễ có mưa là lầy lội rất khó đi lại.

Những năm gần đây, nhờ kinh tế phát triển, Đảng bộ, chính quyền đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động sự đóng góp của nhân dân, đường làng ngõ xóm từng bước được mở rộng, đổ bê tông, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Lịch sử hình thành và phát triển của xã Khuyến Nông luôn gắn liền với lịch sử huyện Nông Cống, Triệu Sơn. Qua nhiều lần thay đổi địa giới và tên gọi, đến năm Quý Hợi (1323) đời vua Trần Minh Tông hai chữ Nông Cống chính thức được nhắc đến với tư cách là một huyện của châu Cửu Chân. Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, được biên soạn vào thời Nguyễn([1]), thời gian này huyện Nông Cống có 9 tổng. Đến trước Cách mạng Tháng Tám, Nông Cống có 10 tổng gồm: Văn Xá, Cao Xá, Vạn Đồn, La Miệt, Lạc Thiện, Đô Xá, Đồng Xá, Cổ Định, Hữu Định, Lai Triều.

Các làng của Khuyến Nông lúc bấy giờ thuộc tổng Đồng Xá. Vào đời vua Đồng Khánh (1858 - 1888), tổng Đồng Xá có 21 xã, thôn, trang gồm: xã Đồng Xá, xã Xuân Sơn, xã Thanh Xá, xã Nhạ Lộc, thôn Hương Duẫn (Hoa Duẫn) xã Đa Lộc, thôn Vân Du xã Đa Lộc, thôn Trung xã Niệm Thượng, thôn Tường xã Niệm Thượng, thôn Niệm xã Niệm Thượng, thôn Pho xã Nga My, thôn Nha xã Nga My, thôn Thượng xã Nga My, thôn Hòa Triều xã Cam Lộ, thôn Quần Trúc xã Cam Lộ, thôn Quần Thanh xã Cam Lộ, thôn Quần Nham xã Cam Lộ, xã Lộc Trạch, xã Lộc Nham, trang Mỹ.

Đến trước Cách mạng tháng Tám, 6 làng Quần Thanh, Quần Trúc, Doãn Thái, Niệm Trung, Niệm Thôn và Tường Thôn của Khuyến Nông ngày nay vẫn thuộc tổng Đồng Xá

Năm 1991, thực hiện Nghị quyết 878 của UBND tỉnh Thanh Hóa thành lập thôn, xóm thay cho đội sản xuất trước đây, các đội sản xuất của HTX nông nghiệp toàn xã được lấy là đơn vị xóm, cùng với việc bầu chức danh xóm trưởng. Giai đoạn này, Khuyến Nông có 12 xóm. Năm 2004, xóm 4 được chia thành 2 xóm: xóm 4 và xóm 13.

Có thể thấy quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư nơi đây đã trải qua nhiều thế kỉ. Sự ra đời của đơn vị hành chính xã gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
 TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA

1.  Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo

Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo là mạch nguồn xuyên suốt bao thế kỉ nay từ khi có con người đến mảnh đất Khuyến Nông khai hoang lập nghiệp. Có thể tổ tiên của họ từ phía Tây tràn xuống trong cuộc trường chinh đi mở đất vùng miền đồng bằng, hoặc từ ngoài Bắc vào, từ Nghệ An ra, hay từ Hoằng Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương lên lập nghiệp. Có người vì chống cường quyền, áp bức, hay bất đắc chí với xã hội đương thời tìm về miền đất bên dòng sông Hoàng này thấy chốn bình yên. Có người phận hèn, thân yếu, không có nổi miếng đất cắm dùi, phiêu bạt về đây sinh sống. Có người không cam chịu cảnh nghèo, thích phiêu du, có tầm nhìn xa, trông rộng, quyết ở lại để lập nghiệp, bởi thấy được tiềm năng còn ẩn chứa trên vùng đất bên dòng sông Hoàng này. Cũng có người đến chơi, hay đi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, được dân nuôi dưỡng, mến cảnh, mến người, mà nên dâu, nên rể rồi thành quê của mình.

Vào thời Lê Thái tông (1433 - 1443) và Lê Thánh tông (1460 - 1497) chủ trương sửa sang lại hệ thống sông Nhà Lê đã cho khơi thông dòng chảy dòng sông Hoàng, đã khơi thông dòng chảy qua thành Lê Chích cũ rút nước cả hai khu đầm, hồ nói trên và đắp lại hệ thống đê điều. Nước rút đi, những cánh đồng cỏ bạt ngàn, với cây cối rậm rạp thay thế. Trên mảnh đất ấy, những cư dân đầu tiên đến đây chặt tre, đi rừng lấy nứa, gỗ để dựng nhà, phát cỏ cây, bụi rậm, bổ nhát cuốc đầu tiên, chính thức bước vào công cuộc biến đất hoang thành đồng ruộng màu mỡ, biến cánh đồng hoang vu thành xóm thôn trù phú. Đó là quá trình lao động đầy gian khổ, nhọc nhằn, đòi hỏi phải kiên nhẫn, thời gian không thể tính bằng năm tháng mà bằng thế hệ người của mỗi dòng họ.

Làm nghề nông ở Khuyến Nông trong điều kiện hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên nên luôn chịu cảnh hạn hán vào mùa khô, ngược lại vào mùa mưa nước từ sông Hoàng đổ về cướp đi hoa màu thì cực nhọc vô cùng. Bao mồ hôi, công sức của người dân kết tinh trên những hạt thóc, củ khoai bỗng chốc trôi theo sông nước. Bởi vậy, từ xưa, nhân dân Khuyến Nông chỉ làm được một vụ. Tuy vậy, một vụ cũng không ăn chắc, bởi nhiều năm bị hạn, lũ lụt, nên vẫn mất mùa.

Nói đến truyền thống lao động cần cù của nhân dân trong xã không thể không nhắc đến công trình đê Bà Chúa. Thời bấy giờ, việc trị thủy sông Hoàng chưa được chú ý đến. Mỗi khi có mưa lũ nước từ dòng sông dâng lên ngập cả một vùng rộng lớn suốt từ làng Niệm đến làng Trung và nhiều làng trong khu vực, khiến mùa màng thất bát, cuộc sống nhân dân vô cùng khốn khó. Vào thế kỉ thứ XV, trên đường đi kinh lí cùng các quan trong triều, Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Tương thấy cuộc sống người dân điêu linh vì nạn lũ lụt liền bỏ tiền của huy động nhân dân trong vùng cùng quân lính nhà Lê Trịnh đắp một con đê kéo dài từ cuối làng Nga kéo dài đến cuối làng Niệm Trung, giáp làng Đa Lộc. Con đê tuy chỉ dài 3 km nhưng có tác dụng rất lớn, ngăn khối nước khổng lồ từ phía trên đổ về mỗi khi mưa lũ, chống lụt cho hàng trăm mẫu ruộng của nhân dân các làng.

Ngoài các nghề trồng lúa nước, cũng như nhiều vùng quê khác, người dân các làng ở Khuyến Nông đều có các nghề phụ như: trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, chăn nuôi, kiếm cá… Tuy nhiên, các nghề trên chiếm tỉ lệ lao động không lớn, chủ yếu phục vụ trong gia đình, giá trị hàng hóa không cao.

2. Truyền thống văn hóa

Từ xa xưa, nhân dân Khuyến Nông đã tạo dựng cho mình một truyền thống văn hóa đặc sắc. Truyền thống ấy được hình thành và phát triển trong quá trình mở đất, dựng làng, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, giặc dã đủ loại để tồn tại và phát triển.

Dễ thấy, trước đây các làng truyền thống ở Khuyến Nông đều có hệ thống đình chùa, đền miếu tương đối đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần của dân làng trong nền văn minh lúa nước. Tìm hiểu việc thờ thành hoàng ở các làng đều thấy nhân dân tôn thờ những nhân thần như Cao Sơn, Tham Sung ta quốc (Quần Trúc), Phan Doãn Cung, Trương Văn Hiên (Doãn Thái), bà chúa Che (Niệm Thôn, Niệm Trung, làng Tường, Doãn Thái), là những người có công với đất nước, hay khai canh mở đất, lập làng, hoặc những thiên thần như thần Thiên Cẩu ở Niệm Trung, thần Long Vương Tôn Thần ở làng Tường với ước nguyện cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang, vật thịnh.

Về công trình kiến trúc chỉ còn lại đền Quần Thanh. Trong Lí lịch di tích lịch sử văn hóa Đền Quần Thanh ghi: “đây không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật của làng.mà nó còn mang trong mình nhiều dấu ấn lịch sử sâu đậm”. Đền thờ thành hoàng Đại Sĩ, được các triều đại phong sắc 12 sắc phong, như: thời vua Cảnh hưng thứ 44 (1783), thời vua Minh Mệnh (1824) thời vua Khải Định thứ 2 (1917)... Đạo sắc thời vua Minh Mệnh đã ghi: “Thần thổ địa đang cai quản vùng đất, đã có công giữ gìn đất nước, trông coi bảo vệ dân chúng, tích lũy công đức từ trước tới nay…” Ngày 17 tháng 11 năm 2000, Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa đã có Quyết định số 482/QĐ-VHTT công nhận đền Quần Thanh là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.

3. Truyền thống yêu quê hương, đất nước

Thẳm sâu trong tâm hồn, cốt cách người Khuyến Nông là tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn. Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân các làng trong xã lại tôn thờ những người có công khai đất, lập làng làm thành hoàng như các ông Trương Văn Hiên, Phan Doãn Cung. Qua việc tôn thờ họ là thần, thánh để tỏ lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước, đồng thời cũng là để giáo dục, nhắc nhở thế hệ đang sống và muôn đời sau phát huy truyền thống yêu nước của quê hương.

Với một vị trí bên cạnh dòng Hoàng Giang với nhiều đầm lầy, ô trũng, trước kia, đây là vùng đất không mấy thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trải qua nhiều thế kỉ nay, nhân dân Khuyến Nông đã cần cù lao động, biến vùng đất ấy thành những cánh đồng thẳng cánh cò bay cho bao mùa vàng no ấm. Qua quá trình ấy, nhân dân nơi đây đã tạo dựng nên nhiều giá trị vật chất và tinh thần phong phú, đó là nền tảng, là sức mạnh để Đảng bộ và nhân dân Khuyến Nông vượt mọi khó khăn, hoàn thành sự nghiệp cách mạng trên quê hương yêu dấu.

c8e4ecd6506b9135c87a.jpg


Lịch sử hình thành xã Khuyến Nông

Đăng lúc: 19/05/2022 14:55:46 (GMT+7)

Khuyến Nông là một xã thuần nông, thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, với số dân 8.000 người, diện tích tự nhiên 710 ha, cách trung tâm huyện khoảng 7 km về phía Đông Nam và cách thành phố Thanh Hóa khoảng 18 km về phía Tây. Phía Bắc giáp xã Tiến Nông, phía Đông giáp xã Đông Ninh và Đông Hòa (huyện Đông Sơn); phía Nam giáp xã Đồng Tiến, Đồng Lợi; phía Tây Nam giáp xã Tân Ninh; phía Tây giáp xã Thái Hòa và xã Nông Trường.

 Khí hậu: Cũng giống như các địa phương trong khu vực, Khuyến Nông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm chung của kiểu thời tiết này là ngoài việc phân hóa theo vĩ độ còn chịu tác động sâu sắc của hai mùa gió trên một nền nhiệt và ẩm phong phú.

Sông ngòi: Có một dòng sông in dấu ấn trong tâm trí bao người Khuyến Nông là dòng Sông Hoàng. sông Hoàng nằm ở phía Đông, làm thành gianh giới tự nhiên giữa Khuyến Nông và xã Đông Ninh của huyện Đông Sơn. dài 81 km, bắt nguồn từ huyện Thọ Xuân, gồm 2 nhánh: một nhánh chảy qua huyện Thiệu Hóa, một nhánh chảy qua huyện Triệu Sơn, hòa vào dòng chính tại Thiệu Lý (Thiệu Hóa), chảy qua các xã của Triệu Sơn, Nông Cống, gặp sông Lăng ở Ngã ba Vua Bà, rồi vào sông Yên. Đoạn chảy qua Khuyến Nông có chiều dài chừng 3 km, thuộc hạ lưu của sông, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều cường, nên nước chảy chậm, có xu hướng đào lòng sang hai bờ diễn ra mạnh, vừa xảy ra xâm thực, vừa tạo lắng phù sa, tạo nên một chế độ nước không mấy thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

Khuyến Nông còn có kênh N15 lấy nước từ Kênh Nam chạy dài từ đầu đến cuối xã. Từ kênh N15 có kênh N315 và N415B dẫn nước tới các khu đồng trong xã. Đây là một phần trong hệ thống thủy lợi sông Chu, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp ở địa phương.

Hệ thống giao thông: Trước đây, khi hệ thống giao thông đường bộ chưa phát triển, sông Hoàng là đường giao thông đường thủy chính của cả vùng. Theo Đại việt sử kí toàn thư: Sông nhà Lê, do Lê Hoàn cho đào, bắt đầu từ Đồng Cổ, nơi có đền thờ Trống đồng, nay là Yên Thọ, Yên Định, khơi thông các lạch nguồn, đào mới để nối liền với sông Mã, từ sông Mã với  sông Cầu Chày, nối với sông Lường (Chu), từ sông Chu nối với sông Hoàng, sông Yên, vào sông Bà Hòa ở cực Nam Thanh Hóa. Từ đây, vào sông Hoàng Mai, kênh Sắt vào Nghệ An. Một nhánh từ sông Mã ra sông Hoạt ra các huyện phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Chính vì vậy, từ Khuyến Nông có thể đi đến nhiều vùng trong tỉnh.

Về đường bộ, tuyến giao thông bộ quan trọng nhất của xã là con đường cái quan qua Quần Thanh, Quần Trúc, Đồng Lợi, Tân Ninh…Tương truyền đây là đoạn thành cũ được Triệu Quốc Đạt cho đắp trong cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Mỗi khi nhân dân đi Cầu Quan (trung tâm cũ của huyện Nông Cống) hoặc lên Giắt chủ yếu qua con đường này. Ngược đê sông Hoàng có thể lên các xã phía Bắc của huyện để tới đò Vạn sang các xã của huyện Đông Sơn. Nhìn chung, trước Cách mạng Tháng Tám Khuyến Nông là một xã không mấy thuận tiện về giao thông đường bộ. Nhân dân đi từ làng này sang làng nọ thường theo những con đường nhỏ hẹp, đôi khi là những bờ ruộng. Đường làng, ngõ xóm nhỏ hẹp, cây cối um tùm, hễ có mưa là lầy lội rất khó đi lại.

Những năm gần đây, nhờ kinh tế phát triển, Đảng bộ, chính quyền đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động sự đóng góp của nhân dân, đường làng ngõ xóm từng bước được mở rộng, đổ bê tông, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Lịch sử hình thành và phát triển của xã Khuyến Nông luôn gắn liền với lịch sử huyện Nông Cống, Triệu Sơn. Qua nhiều lần thay đổi địa giới và tên gọi, đến năm Quý Hợi (1323) đời vua Trần Minh Tông hai chữ Nông Cống chính thức được nhắc đến với tư cách là một huyện của châu Cửu Chân. Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, được biên soạn vào thời Nguyễn([1]), thời gian này huyện Nông Cống có 9 tổng. Đến trước Cách mạng Tháng Tám, Nông Cống có 10 tổng gồm: Văn Xá, Cao Xá, Vạn Đồn, La Miệt, Lạc Thiện, Đô Xá, Đồng Xá, Cổ Định, Hữu Định, Lai Triều.

Các làng của Khuyến Nông lúc bấy giờ thuộc tổng Đồng Xá. Vào đời vua Đồng Khánh (1858 - 1888), tổng Đồng Xá có 21 xã, thôn, trang gồm: xã Đồng Xá, xã Xuân Sơn, xã Thanh Xá, xã Nhạ Lộc, thôn Hương Duẫn (Hoa Duẫn) xã Đa Lộc, thôn Vân Du xã Đa Lộc, thôn Trung xã Niệm Thượng, thôn Tường xã Niệm Thượng, thôn Niệm xã Niệm Thượng, thôn Pho xã Nga My, thôn Nha xã Nga My, thôn Thượng xã Nga My, thôn Hòa Triều xã Cam Lộ, thôn Quần Trúc xã Cam Lộ, thôn Quần Thanh xã Cam Lộ, thôn Quần Nham xã Cam Lộ, xã Lộc Trạch, xã Lộc Nham, trang Mỹ.

Đến trước Cách mạng tháng Tám, 6 làng Quần Thanh, Quần Trúc, Doãn Thái, Niệm Trung, Niệm Thôn và Tường Thôn của Khuyến Nông ngày nay vẫn thuộc tổng Đồng Xá

Năm 1991, thực hiện Nghị quyết 878 của UBND tỉnh Thanh Hóa thành lập thôn, xóm thay cho đội sản xuất trước đây, các đội sản xuất của HTX nông nghiệp toàn xã được lấy là đơn vị xóm, cùng với việc bầu chức danh xóm trưởng. Giai đoạn này, Khuyến Nông có 12 xóm. Năm 2004, xóm 4 được chia thành 2 xóm: xóm 4 và xóm 13.

Có thể thấy quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư nơi đây đã trải qua nhiều thế kỉ. Sự ra đời của đơn vị hành chính xã gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
 TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA

1.  Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo

Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo là mạch nguồn xuyên suốt bao thế kỉ nay từ khi có con người đến mảnh đất Khuyến Nông khai hoang lập nghiệp. Có thể tổ tiên của họ từ phía Tây tràn xuống trong cuộc trường chinh đi mở đất vùng miền đồng bằng, hoặc từ ngoài Bắc vào, từ Nghệ An ra, hay từ Hoằng Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương lên lập nghiệp. Có người vì chống cường quyền, áp bức, hay bất đắc chí với xã hội đương thời tìm về miền đất bên dòng sông Hoàng này thấy chốn bình yên. Có người phận hèn, thân yếu, không có nổi miếng đất cắm dùi, phiêu bạt về đây sinh sống. Có người không cam chịu cảnh nghèo, thích phiêu du, có tầm nhìn xa, trông rộng, quyết ở lại để lập nghiệp, bởi thấy được tiềm năng còn ẩn chứa trên vùng đất bên dòng sông Hoàng này. Cũng có người đến chơi, hay đi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, được dân nuôi dưỡng, mến cảnh, mến người, mà nên dâu, nên rể rồi thành quê của mình.

Vào thời Lê Thái tông (1433 - 1443) và Lê Thánh tông (1460 - 1497) chủ trương sửa sang lại hệ thống sông Nhà Lê đã cho khơi thông dòng chảy dòng sông Hoàng, đã khơi thông dòng chảy qua thành Lê Chích cũ rút nước cả hai khu đầm, hồ nói trên và đắp lại hệ thống đê điều. Nước rút đi, những cánh đồng cỏ bạt ngàn, với cây cối rậm rạp thay thế. Trên mảnh đất ấy, những cư dân đầu tiên đến đây chặt tre, đi rừng lấy nứa, gỗ để dựng nhà, phát cỏ cây, bụi rậm, bổ nhát cuốc đầu tiên, chính thức bước vào công cuộc biến đất hoang thành đồng ruộng màu mỡ, biến cánh đồng hoang vu thành xóm thôn trù phú. Đó là quá trình lao động đầy gian khổ, nhọc nhằn, đòi hỏi phải kiên nhẫn, thời gian không thể tính bằng năm tháng mà bằng thế hệ người của mỗi dòng họ.

Làm nghề nông ở Khuyến Nông trong điều kiện hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên nên luôn chịu cảnh hạn hán vào mùa khô, ngược lại vào mùa mưa nước từ sông Hoàng đổ về cướp đi hoa màu thì cực nhọc vô cùng. Bao mồ hôi, công sức của người dân kết tinh trên những hạt thóc, củ khoai bỗng chốc trôi theo sông nước. Bởi vậy, từ xưa, nhân dân Khuyến Nông chỉ làm được một vụ. Tuy vậy, một vụ cũng không ăn chắc, bởi nhiều năm bị hạn, lũ lụt, nên vẫn mất mùa.

Nói đến truyền thống lao động cần cù của nhân dân trong xã không thể không nhắc đến công trình đê Bà Chúa. Thời bấy giờ, việc trị thủy sông Hoàng chưa được chú ý đến. Mỗi khi có mưa lũ nước từ dòng sông dâng lên ngập cả một vùng rộng lớn suốt từ làng Niệm đến làng Trung và nhiều làng trong khu vực, khiến mùa màng thất bát, cuộc sống nhân dân vô cùng khốn khó. Vào thế kỉ thứ XV, trên đường đi kinh lí cùng các quan trong triều, Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Tương thấy cuộc sống người dân điêu linh vì nạn lũ lụt liền bỏ tiền của huy động nhân dân trong vùng cùng quân lính nhà Lê Trịnh đắp một con đê kéo dài từ cuối làng Nga kéo dài đến cuối làng Niệm Trung, giáp làng Đa Lộc. Con đê tuy chỉ dài 3 km nhưng có tác dụng rất lớn, ngăn khối nước khổng lồ từ phía trên đổ về mỗi khi mưa lũ, chống lụt cho hàng trăm mẫu ruộng của nhân dân các làng.

Ngoài các nghề trồng lúa nước, cũng như nhiều vùng quê khác, người dân các làng ở Khuyến Nông đều có các nghề phụ như: trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, chăn nuôi, kiếm cá… Tuy nhiên, các nghề trên chiếm tỉ lệ lao động không lớn, chủ yếu phục vụ trong gia đình, giá trị hàng hóa không cao.

2. Truyền thống văn hóa

Từ xa xưa, nhân dân Khuyến Nông đã tạo dựng cho mình một truyền thống văn hóa đặc sắc. Truyền thống ấy được hình thành và phát triển trong quá trình mở đất, dựng làng, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, giặc dã đủ loại để tồn tại và phát triển.

Dễ thấy, trước đây các làng truyền thống ở Khuyến Nông đều có hệ thống đình chùa, đền miếu tương đối đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần của dân làng trong nền văn minh lúa nước. Tìm hiểu việc thờ thành hoàng ở các làng đều thấy nhân dân tôn thờ những nhân thần như Cao Sơn, Tham Sung ta quốc (Quần Trúc), Phan Doãn Cung, Trương Văn Hiên (Doãn Thái), bà chúa Che (Niệm Thôn, Niệm Trung, làng Tường, Doãn Thái), là những người có công với đất nước, hay khai canh mở đất, lập làng, hoặc những thiên thần như thần Thiên Cẩu ở Niệm Trung, thần Long Vương Tôn Thần ở làng Tường với ước nguyện cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang, vật thịnh.

Về công trình kiến trúc chỉ còn lại đền Quần Thanh. Trong Lí lịch di tích lịch sử văn hóa Đền Quần Thanh ghi: “đây không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật của làng.mà nó còn mang trong mình nhiều dấu ấn lịch sử sâu đậm”. Đền thờ thành hoàng Đại Sĩ, được các triều đại phong sắc 12 sắc phong, như: thời vua Cảnh hưng thứ 44 (1783), thời vua Minh Mệnh (1824) thời vua Khải Định thứ 2 (1917)... Đạo sắc thời vua Minh Mệnh đã ghi: “Thần thổ địa đang cai quản vùng đất, đã có công giữ gìn đất nước, trông coi bảo vệ dân chúng, tích lũy công đức từ trước tới nay…” Ngày 17 tháng 11 năm 2000, Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa đã có Quyết định số 482/QĐ-VHTT công nhận đền Quần Thanh là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.

3. Truyền thống yêu quê hương, đất nước

Thẳm sâu trong tâm hồn, cốt cách người Khuyến Nông là tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn. Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân các làng trong xã lại tôn thờ những người có công khai đất, lập làng làm thành hoàng như các ông Trương Văn Hiên, Phan Doãn Cung. Qua việc tôn thờ họ là thần, thánh để tỏ lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước, đồng thời cũng là để giáo dục, nhắc nhở thế hệ đang sống và muôn đời sau phát huy truyền thống yêu nước của quê hương.

Với một vị trí bên cạnh dòng Hoàng Giang với nhiều đầm lầy, ô trũng, trước kia, đây là vùng đất không mấy thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trải qua nhiều thế kỉ nay, nhân dân Khuyến Nông đã cần cù lao động, biến vùng đất ấy thành những cánh đồng thẳng cánh cò bay cho bao mùa vàng no ấm. Qua quá trình ấy, nhân dân nơi đây đã tạo dựng nên nhiều giá trị vật chất và tinh thần phong phú, đó là nền tảng, là sức mạnh để Đảng bộ và nhân dân Khuyến Nông vượt mọi khó khăn, hoàn thành sự nghiệp cách mạng trên quê hương yêu dấu.

c8e4ecd6506b9135c87a.jpg


0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)