Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
357229

Xã Khuyến Nông, tổ chức hội nghị lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho nhân dân trên địa bàn toàn xã.

Ngày 01/01/1970 08:00:00

Chiều ngày 22 tháng năm 2023, UBND xã Khuyến Nông tổ chức tập huấn Lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn xã.

 Chủ tọa hội nghị: đồng chí Lê Xuân Bảy, Phó bí thưu, Chủ tịch UBND xã.
z4372711760814_7c0e9da4abbfcc144ed87cf26c429dfb.jpg
Đồng chí Lê Xuân Bảy, Chủ tịch UBND xã khai mạc hội nghị
z4372711810411_98e73e70308cc69c9f20f6b26e3f7499.jpg
Đồng chí Đỗ Đức Sáng, Phó GĐ Trung tâm y tế huyện phát biểu chỉ đạo
z4372711805959_12178db1edaa2caf1efbdcdbac24d976.jpg
Đồng chí Mai Hải Triều, Trưởng Trạm y tế xã, hướng dẫn thu thập thông tin cho ban cán bộ thôn
z4372711788824_61e032b91e8ce634cd81dcfa41a9723e.jpg
z4372711796577_c747a6bb5e0feb736b0255c7cd73e9f3.jpg

Các thành phần về dự hội nghị: Các đồng chí trong BTV, Trưởng, phó các ban ngành đoàn thể, các đồng chí cán bộ công chức có liên quan, các đồng chí hiệu trưởng 3 nhà trường, Trưởng trạm y tế, cán bộ và nhân viên trạm y tế, các đồng chí thôn trưởng 9 thôn, các đồng chí Bí thưu chi đoàn, chi hội trưởng, phó phụ nữ thôn.

Về phía trung tâm y tế huyện: có đồng chí Đỗ Đức Sáng, phó giám đốc Trung tâm y tế huyện.

Về phía VNPT Triêu Sơn, có đồng chí Dương Bá Cầm, nhân viên VNPT Triệu Sơn, về tập huấn hướng dẫn nhập thông tin vào máy.

Hồ sơ sức khỏe cá nhân là mỗi người dân được cấp một mã định danh cá nhân (ID) trên Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử.

 Hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người dân. Hơn nữa, khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốt hơn; giúp tiết kiệm thời gian, thống nhất, khoa học và chính xác. Hệ thống này cũng cảnh báo về thông tin y tế quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đặc biệt quản lý, theo dõi thường xuyên, kịp thời các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với cộng đồng.

- Hồ sơ sức khỏe là tài liệu y tế ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của một công dân từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế;

- Hồ sơ sức khỏe điện tử là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử;

- Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình. Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử, người bệnh cung cấp cho thầy thuốc tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc;

- Đối với bảo hiểm y tế, khi thông tin về khám chữa bệnh của người bệnh thông suốt, minh bạch, giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế dễ dàng hơn, góp phần hạn chế việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm nếu có;

Việc xây dựng hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử rất có ích cho người dân, rất có lợi cho ngành y tế, tạo thuận lợi cho thầy thuốc khi hành nghề, là một nội dung quan trọng có ý nghĩa thực tiễn, có tính thời sự cao trong việc xây dựng y tế điện tử, từng bước ứng dụng và phát triển y tế thông minh, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, góp phần hiện đại hóa ngành y tế đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới theo Nghị quyết 20-NQ/TW.

 *Lợi ích mang lại của hồ sơ sức khỏe cá nhân:

- Đối với sở Y tế: Nắm rõ thông tin sức khỏe của người dân trong địa bàn tỉnh gồm: Mô hình bệnh, phân bố dân cư. Phát huy vai trò của y tế cơ sở trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Đối với y tế cơ sở: Nắm rõ được thông tin sức khỏe của người dân trên địa bàn; chủ động lên kế hoạch và triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe, số hóa sổ sách tuyến cơ sở.

- Đối với người dân: Chủ động tra cứu, nắm bắt thông tin sức khỏe, lịch sử khám chữa bệnh của bản thân và người thân; được chăm sóc sức khỏe chủ động từ tuyến cơ sở. Dữ liệu được bảo mật và liên thông trên toàn quốc để tăng hiệu quả việc khám chữa bệnh.

Do đó, người dân sau này khám bệnh ở đâu trên địa bàn tỉnh, tiến tới là toàn quốc cũng được cập nhật vào hệ thống, những thông tin cá nhân được bảo mật, bác sĩ mở hồ sơ xem thông tin về sức khỏe khi được người dân đồng ý.

Để thực hiện tốt việc lập hồ sơ sức khỏe cá nhân:

* Đối với người dân: Cần đến cơ sở khám chữa bệnh để lập hồ sơ sức khỏe, hỗ trợ cán bộ y tế làm công tác điều tra lập hồ sơ.

* Đối với cán bộ y tế : Thực hiện điều tra, khám, lập hồ sơ sức khỏe cho bản thân, gia đình mình; tổ chức khám sàng lọc, nhập dữ liệu vào phần mềm hồ sơ sức khỏe. Liên thông dữ liệu khám bệnh từ người dân khi đi khám bệnh tại bệnh viện và trạm y tế; tổ chức điều tra, phân loại đối tượng để khám và lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cho toàn bộ người dân trên địa bàn.

* Các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội : Gương mẫu tiên phong trong việc khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho bản thân và gia đình; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động cán bộ, công chức viên chức, người dân thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân và tuyên truyền lợi ích của việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân.

Hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân là mơ ước của tất cả người dân, của ngành y tế và ngành Bảo hiểm.

Hội nghị đã triển khai các nội dung cần thực hiện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện, sau đó cùng nghe đồng chí Mai Hải Triều – Trưởng trạm y tế và đồng chí Dương Bá Cầm – VNPT Triệu Sơn tập huấn nội dung thực hiện.

 

Tin và ảnh: Lê Mai – Công chức Văn hóa

Xã Khuyến Nông, tổ chức hội nghị lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho nhân dân trên địa bàn toàn xã.

Đăng lúc: 01/01/1970 08:00:00 (GMT+7)

Chiều ngày 22 tháng năm 2023, UBND xã Khuyến Nông tổ chức tập huấn Lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn xã.

 Chủ tọa hội nghị: đồng chí Lê Xuân Bảy, Phó bí thưu, Chủ tịch UBND xã.
z4372711760814_7c0e9da4abbfcc144ed87cf26c429dfb.jpg
Đồng chí Lê Xuân Bảy, Chủ tịch UBND xã khai mạc hội nghị
z4372711810411_98e73e70308cc69c9f20f6b26e3f7499.jpg
Đồng chí Đỗ Đức Sáng, Phó GĐ Trung tâm y tế huyện phát biểu chỉ đạo
z4372711805959_12178db1edaa2caf1efbdcdbac24d976.jpg
Đồng chí Mai Hải Triều, Trưởng Trạm y tế xã, hướng dẫn thu thập thông tin cho ban cán bộ thôn
z4372711788824_61e032b91e8ce634cd81dcfa41a9723e.jpg
z4372711796577_c747a6bb5e0feb736b0255c7cd73e9f3.jpg

Các thành phần về dự hội nghị: Các đồng chí trong BTV, Trưởng, phó các ban ngành đoàn thể, các đồng chí cán bộ công chức có liên quan, các đồng chí hiệu trưởng 3 nhà trường, Trưởng trạm y tế, cán bộ và nhân viên trạm y tế, các đồng chí thôn trưởng 9 thôn, các đồng chí Bí thưu chi đoàn, chi hội trưởng, phó phụ nữ thôn.

Về phía trung tâm y tế huyện: có đồng chí Đỗ Đức Sáng, phó giám đốc Trung tâm y tế huyện.

Về phía VNPT Triêu Sơn, có đồng chí Dương Bá Cầm, nhân viên VNPT Triệu Sơn, về tập huấn hướng dẫn nhập thông tin vào máy.

Hồ sơ sức khỏe cá nhân là mỗi người dân được cấp một mã định danh cá nhân (ID) trên Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử.

 Hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người dân. Hơn nữa, khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốt hơn; giúp tiết kiệm thời gian, thống nhất, khoa học và chính xác. Hệ thống này cũng cảnh báo về thông tin y tế quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đặc biệt quản lý, theo dõi thường xuyên, kịp thời các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với cộng đồng.

- Hồ sơ sức khỏe là tài liệu y tế ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của một công dân từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế;

- Hồ sơ sức khỏe điện tử là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử;

- Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình. Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử, người bệnh cung cấp cho thầy thuốc tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc;

- Đối với bảo hiểm y tế, khi thông tin về khám chữa bệnh của người bệnh thông suốt, minh bạch, giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế dễ dàng hơn, góp phần hạn chế việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm nếu có;

Việc xây dựng hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử rất có ích cho người dân, rất có lợi cho ngành y tế, tạo thuận lợi cho thầy thuốc khi hành nghề, là một nội dung quan trọng có ý nghĩa thực tiễn, có tính thời sự cao trong việc xây dựng y tế điện tử, từng bước ứng dụng và phát triển y tế thông minh, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, góp phần hiện đại hóa ngành y tế đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới theo Nghị quyết 20-NQ/TW.

 *Lợi ích mang lại của hồ sơ sức khỏe cá nhân:

- Đối với sở Y tế: Nắm rõ thông tin sức khỏe của người dân trong địa bàn tỉnh gồm: Mô hình bệnh, phân bố dân cư. Phát huy vai trò của y tế cơ sở trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Đối với y tế cơ sở: Nắm rõ được thông tin sức khỏe của người dân trên địa bàn; chủ động lên kế hoạch và triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe, số hóa sổ sách tuyến cơ sở.

- Đối với người dân: Chủ động tra cứu, nắm bắt thông tin sức khỏe, lịch sử khám chữa bệnh của bản thân và người thân; được chăm sóc sức khỏe chủ động từ tuyến cơ sở. Dữ liệu được bảo mật và liên thông trên toàn quốc để tăng hiệu quả việc khám chữa bệnh.

Do đó, người dân sau này khám bệnh ở đâu trên địa bàn tỉnh, tiến tới là toàn quốc cũng được cập nhật vào hệ thống, những thông tin cá nhân được bảo mật, bác sĩ mở hồ sơ xem thông tin về sức khỏe khi được người dân đồng ý.

Để thực hiện tốt việc lập hồ sơ sức khỏe cá nhân:

* Đối với người dân: Cần đến cơ sở khám chữa bệnh để lập hồ sơ sức khỏe, hỗ trợ cán bộ y tế làm công tác điều tra lập hồ sơ.

* Đối với cán bộ y tế : Thực hiện điều tra, khám, lập hồ sơ sức khỏe cho bản thân, gia đình mình; tổ chức khám sàng lọc, nhập dữ liệu vào phần mềm hồ sơ sức khỏe. Liên thông dữ liệu khám bệnh từ người dân khi đi khám bệnh tại bệnh viện và trạm y tế; tổ chức điều tra, phân loại đối tượng để khám và lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cho toàn bộ người dân trên địa bàn.

* Các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội : Gương mẫu tiên phong trong việc khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho bản thân và gia đình; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động cán bộ, công chức viên chức, người dân thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân và tuyên truyền lợi ích của việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân.

Hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân là mơ ước của tất cả người dân, của ngành y tế và ngành Bảo hiểm.

Hội nghị đã triển khai các nội dung cần thực hiện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện, sau đó cùng nghe đồng chí Mai Hải Triều – Trưởng trạm y tế và đồng chí Dương Bá Cầm – VNPT Triệu Sơn tập huấn nội dung thực hiện.

 

Tin và ảnh: Lê Mai – Công chức Văn hóa

Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)